Những lần quá cảnh trong quá khứ và tương lai Sự đi qua của Sao Kim

NASA có tính toán và công bố danh sách tất cả những lần đi qua của Sao Kim từ năm 2000 TCN đến năm 4000.[55] Tính đến hiện tại, Sao Kim chỉ quá cảnh vào tháng 6tháng 12, thời gian diễn ra quá cảnh Sao Kim sẽ thay đổi chậm dần đều, lệch khoảng hai ngày qua mỗi năm trong chu kỳ 243 năm. Các lần đi qua thường diễn ra theo cặp, mỗi lần trong một cặp cách nhau 8 năm. Điều này có như vậy là do khoảng thời gian 8 năm của Trái Đất gần bằng với 13 năm của Sao Kim, do đó cứ 8 năm thì hai hành tinh sẽ quay trở về vị trí cũ trên quỹ đạo nhưng vẫn chưa chính xác (do còn yếu tố mặt nghiêng quỹ đạo, và Sao Kim thường đến trước 22 tiếng so với Trái Đất) để tạo thành ba điểm thẳng hàng nhau để diễn ra hiện tượng đi qua.

Lần quá cảnh gần đây nhất diễn ra đơn lẻ chứ không theo cặp là vào năm 1396, lần tiếp theo là vào năm 3089. Lần quá cảnh năm 2854 (chung một cặp với lần của năm 2846), mặc dù Sao Kim sẽ không đi qua Mặt Trời khi nhìn từ xích đạo Trái Đất, nhưng trên thực tế nó vẫn đi qua và một số nơi ở bán cầu nam sẽ quan sát được quá cảnh một phần.[56]

Như vậy cứ sau 243 năm, tất cả những lần đi qua của Sao Kim sẽ diễn ra lại như cũ của chu kỳ trước đó. Lần quá cảnh năm 1874 là lần quá cảnh thứ nhất của chu kỳ 243 năm lần này, lần vào năm 1882 là lần thứ hai, lần vào năm 2004 là lần thứ ba, và lần vào năm 2012 là lần thứ tư, và lặp lại thì lần vào năm 2117 là lần thứ nhất của chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, điểm nút lên (quá cảnh vào tháng 12) của quỹ đạo Sao Kim sẽ đi lùi cứ sau mỗi 243 năm, vậy nên lần quá cảnh vào năm 2854 sẽ là lần cuối cùng của chu kỳ thứ ba thay lần thứ nhất của chu kỳ sau đó nữa. Điểm nút xuống (quá cảnh vào tháng 6) sẽ đi tiến vậy nên lần quá cảnh vào năm 3705 sẽ là lần thứ hai của chu kỳ đó. Từ năm 125.000 TCN đến năm 125.000 chỉ có 10 chuỗi chu kỳ 243 năm mà cả hai điểm nút lên xuống đều thể hiện đúng những lần quá cảnh của Sao Kim, bởi điểm nút của Sao Kim sẽ di chuyển lùi và di chuyển tiến liên tục khi quan sát từ Trái Đất.

Trong quá khứ

Những lần Sao Kim quá cảnh trong quá khứ
Ngày diễn raThời gian (UTC)Ghi chúĐường quá cảnh

(HM NauticalAlmanac Office)

Bắt đầuCực đạiKết thúc
23 tháng 11 năm 139615:4519:2723:09Lần quá cảnh cuối cùng không diễn ra theo cặp[1]
25, 26 tháng 5 năm 151822:4601:5605:07[2]
23 tháng 5 năm 152616:1219:3521:48Lần quá cảnh cuối cùng trước khi phát minh ra kính thiên văn[3]
7 tháng 12 năm 163103:5105:1906:47Được dự đoán bởi Kepler[4]
4 tháng 12 năm 163914:5718:2521:54Lần quá cảnh đầu tiên được quan sát bởi Horrocks và Crabtree[5]
6 tháng 6 năm 176102:0205:1908:37LomonosovChappe d'Auteroche và những người khác quan sát từ Nga; Mason và Dixon quan sát từ Mũi Hảo Vọng. John Winthrop quan sát từ St. John's, Newfoundland.[6]
3, 4 tháng 6 năm 176919:1522:2501:35Cook được cử đến Tahiti để quan sát, Chappe đến San José del Cabo, Baja California và Maximilian Hell đến Vardø, Na Uy.[7]
9 tháng 12 năm 187401:4904:0706:26Pietro Tacchini dẫn đoàn thám hiểm đến Muddapur, Ấn Độ. Một nhà thám hiểm người Pháp đến Đảo Campbell của New Zealandmột nhà thám hiểm người Anh đến Hawaii.[8]
6 tháng 12 năm 188213:5717:0620:15John Philip Sousa cho tổ chức một cuộc diễu hành để vinh danh hiện tượng Sao Kim quá cảnh.[9]
8 tháng 6 năm 200405:1308:2011:26Các phương tiện truyền thông trên khắp thế giới phát sóng trực tiếp sự quá cảnh của Sao Kim.[10]
5, 6 tháng 6 năm 201222:0901:2904:49Quan sát được toàn bộ từ Thái Bình Dương và Đông Á, quá cảnh quan sát được sau Mặt Trời mọc ở Bắc Mỹ và trước Mặt Trời lặn ở Châu Âu. Lần quá cảnh đầu tiên có tàu vũ trụ chuyển động quanh quỹ đạo của Sao Kim.

[11]

Trong tương lai

Những lần Sao Kim quá cảnh trong tương lai
Ngày diễn raThời gian (UTC)Ghi chúĐường quá cảnh

(HM NauticalAlmanac Office)

Bắt đầuCực đạiKết thúc
10, 11 tháng 12 năm 211723:5802:4805:38Quan sát được toàn bộ ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia và Australia. Quan sát được một phần ở bờ Tây nước Mỹ, Ấn Độ, phần lớn Châu Phi, khu vực Trung Đông.[12]
8 tháng 12 năm 212513:1516:0118:48Quan sát được toàn bộ ở Nam Phi và miền đông Hoa Kỳ. Quan sát được một phần ở miền tây Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Phi.[13]
11 tháng 6 năm 224708:4211:3314:25Quan sát được toàn bộ ở Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. Quan sát được một phần ở Đông Á và Indonesia, ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.[14]
9 tháng 6 năm 22551:084:3808:08Quan sát được toàn bộ ở Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và tây Úc. Quan sát được một phần ở Châu Phi, Châu Âu và miền tây Hoa Kỳ.[15]
12, 13 tháng 12 năm 236022:321:4404:56Quan sát được toàn bộ ở Úc và phần lớn Indonesia. Quan sát được một phần ở Châu Á, Châu Phi và phần lớn phía tây Châu Mỹ.[16]
10 tháng 12 năm 236812:2914:4517:01Quan sát được toàn bộ ở Nam Mỹ, tây Châu Phi, bờ đông nước Mỹ. Quan sát được một phần ở Châu Âu, miền tây Hoa Kỳ và Trung Đông.[17]
12 tháng 6 năm 249011:3914:1716:55Quan sát được toàn bộ ở hầu hết Châu Mỹ, tây Châu Phi và Châu Âu. Quan sát được một phần ở đông Châu Phi, Trung Đông và Châu Á.[18]
10 tháng 6 năm 249803:4807:2511:02Quan sát được toàn bộ ở phần lớn Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và đông Châu Phi. Quan sát được một phần ở đông Châu Mỹ, Indonesia và Úc.[19]

Trải qua một khoảng thời gian dài, một chuỗi quá cảnh khác sẽ bắt đầu lại từ đầu và chuỗi quá cảnh cũ sẽ kết thúc. Không giống như chuỗi saros của nguyệt thực có thể tiếp diễn trở lại như cũ sau khi bị gián đoạn, chuỗi chu kỳ quá cảnh cũng kéo dài hơn chuỗi saros.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự đi qua của Sao Kim http://islamsci.mcgill.ca/RASI/BEA/Ibn_Sina_BEA.ht... http://www.fourmilab.ch/documents/canon_transits/t... http://www.amazon.com/dp/0306820382 http://www.astronomylive.com/event/venus-transit-0... http://choosing-providence.blogspot.com/2012/03/tr... http://brightstartutors.com/blog/2012/04/26/the-tr... http://www.economist.com/science/displayStory.cfm?... http://www.facebook.com/groups/108400462513165/ http://www.hmnao.com/nao/transit/V_1396/ http://www.hmnao.com/nao/transit/V_1518/